58 quận huyện bị cấm đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc, Đài Loan độc chiếm thị trường xuất khẩu lao động

58 quận huyện bị cấm đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc, Đài Loan độc chiếm thị trường xuất khẩu lao động

Tiếp theo Công văn số 1142/LĐTBXH - QLLĐNN ngày 27/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về thông báo kỳ thi tiếng Hàn theo Chương trình EPS, sau khi thống nhất và theo đề nghị của phía Hàn Quốc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo việc tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS năm 2017 như sau:

- 109 quận/huyện có tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước trên 30% thuộc 12 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số lao động cư trú bất hợp pháp cao nhất tại Hàn Quốc thuộc diện đưa vào xem xét tạm dừng tuyển chọn trong năm 2017 

- Tạm dừng tuyển chọn lao động trong năm 2017 đối với 58 quận/huyện có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 60 người trở lên trong số 109 quận/huyện nêu trên 

- Không áp dụng việc tạm dừng tuyển chọn lao động ngành ngư nghiệp trong năm 2017 đối với các huyện ven biển thuộc các tỉnh bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển năm 2016 (tỉnh Hà Tĩnh: huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Thạch Hà và huyện Kỳ Anh; tỉnh Quảng Bình: huyện Bố Trạch, thị xã Ba Đồn và thành phố Đồng Hới).

Căn cứ thông báo của phía Hàn Quốc về số lượng và tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp vào thời điểm cuối năm 2017, sẽ tiếp tục tạm dừng tuyển chọn trong năm 2018 tại các địa phương không giảm được tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp, đồng thời dỡ bỏ việc tạm dừng đối với những địa phương giảm được tỷ lệ và số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

1. Nghệ An

TP.Vinh, huyện Nghi Lộc, TX.Cửa Lò, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Nam Đàn, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Đô Lương, Tân Kỳ

2.  Thanh Hóa: huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa, Triệu Sơn, Nga Sơn

3.  Hà Tĩnh: huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Thạch Hà, Kỳ Anh, Can Lộc

4.  Hà Nội : Thường Tín, Đông Anh, Ba Vì, Đan Phượng, Thạch Thất

5. Hải Dương: huyện Cẩm Giàng, Thanh Hà, TX.Chí Linh, TP.Hải Dương, Bình Giang, Thanh Miện, Tứ Kỳ,

6. Thái Bình:  huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải, Thái Thụy

7. Nam Định: Xuân Trường, TP.Nam Định, Nam Trực, Giao Thủy, Hải Hậu

8. Bắc Ninh: huyện Lương Tài, Tiên Du, Quế Võ, Gia Bình, TP. Bắc Ninh 

9. Quảng Bình: huyện Bố Trạch, TX. Ba Đồn, TP. Đồng Hới

10. Hưng Yên: Ân Thi, Khoái Châu, Kim Động

11.Bắc Giang: Lục Nam, Yên Dũng, Lạng Giang

12.Phú Thọ: TP.Việt Trì, Lâm Thao

Đài Loan độc chiếm thị trường xuất khẩu lao động

Năm qua Nhật Bản và Hàn Quốc là hai thị trường lớn mà lao động Việt Nam muốn được đi làm việc. Nhưng do ý thức lao động kém nên Hàn Quốc đã cấm 58 quận/ huyện của Việt Nam đưa người sang Hàn Quốc làm việc. Vậy là chỉ còn Đài Loan Nhật Bản là hai thị trường lao động Việt Nam nên hướng tới năm 2017. Nhật Bản là thị trường rất khó tính, với mức chi phí rất cao và đòi hỏi khắt khe đối với người lao động, nên nhiều lao động Việt Nam không thể đáp ứng được.

Đài Loan vẫn là thị trường số 1 đối với lao động Việt Nam 6 tháng đầu năm 2016, với gần 30000 lao động đi Đài Loan làm việc. Thị trường Đài Loan không đòi hỏi khắt khe về điều kiện đi xuất khẩu lao động đối với lao động Việt Nam.
 Mức phí để xuất cảnh cũng không quá cao mà thu nhập mỗi tháng của người lao động từ 18 - 20 triệu VNĐ/ tháng. Có rất nhiều đơn hàng để đi làm việc tại Đài Loan nên người lao động ít khi phải chờ đợi.

 

 

Chia sẻ ngay bài viết này:


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

© Copyright © hoangvietmic. All Rights Reserved.. Design by Việt Save
Quay lại đầu trang