Khám phá phong tục vào ngày Tết cổ truyền ở Đài Loan?

 

Khám phá phong tục vào ngày Tết cổ truyền ở Đài Loan?

Như một thói quen linh thiêng và bền vững nhất, mỗi năm Tết đến, dù đang ở đâu, làm gì… bất kỳ ai cũng cố gắng trở về đoàn tụ với gia đình. Đó là thời điểm mọi người trong gia đình sum họp, quay quần bên nhau. Do Việt Nam và Đài Loan không có sự khác biệt nhiều về văn hóa, nên những phong tục vào ngày Tết ở Đài Loan cũng có nhiều nét tương đồng với nước ta. Trong bài viết này hoangvietmic.vn sẽ giới thiệu tới các bạn về ngày Tết cố truyền ở đất nước Đài Loan, những phong tục tập quán của người dân Đảo Ngọc vào dịp trọng đại này.


Tết Đài Loan diễn ra trong khoảng thời gian nào?

Đài Loan hiện nay vẫn sử dụng âm lịch và có truyền thống đón Tết cổ truyền giống như Việt Nam và một số nước Châu Á khác . Ngày Tết ở Đài Loan (Tết Âm Lịch) là lễ hội truyền thống đón năm mới, kéo dài từ 30 tháng Chạp đến 4 tháng Giêng Âm Lịch.

Phong tục ngày Tết ở Đài Loan

Người Đài Loan có một vài phong tục khá giống nước ta như tiễn ông táo về trời, dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ mới,…

Tục lệ đưa ông Táo về trời

Vào ngày 24 tháng Chạp hàng năm, người dân Đài Loan cúng đưa ông Táo về trời. Một số lễ vật quen thuộc trên bàn thờ là 3 món tam sinh, kẹo đậu phộng, chè trôi nước, kẹo mè đen,… Trên mâm lễ cái gì cũng có thể thiếu nhưng bánh kẹo thì phải đầy đủ. Người Đài Loan quan niệm rằng khi mời Táo quân ăn bánh kẹo thì Người sẽ chỉ nói những điều hay và tốt lành của gia chủ trước mặt Ngọc Hoàng Thượng Đế.

tet-1

 

Tập tục đưa ông Táo về Trời ở Đài Loan

Lúc xưa thì người Đài Loan cũng thờ ông Táo trong bếp giống người Việt nhưng hiện nay thì họ đã thờ ông Táo chung với bàn thờ thần thánh. Do vậy, vào lễ đưa ông Táo về trời thì lễ vật sẽ bày lên bàn thờ trước hình vẽ Táo quân để cúng tiễn ông.

Dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị đón Tết

Sau khi cúng đưa ông Táo về trời xong, người dân sẽ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón Tết. Bàn thờ được lau chùi sạch sẽ, nhà cửa quét dọn gọn gàng và tươm tất
 

Đón thần linh

Ngày 25 tháng chạp là ngày đón Thần theo quan niệm truyền thống của Đài Loan, bởi đây là thời gian mà Ngọc Hoàng Thượng Đế dẫn theo các chư tiên xuống thăm trần gian nên cần phải tỏ lòng thành khi đón tiếp và không chửi mắng hay phơi quần áo vào ngày này.

Đi chợ đêm mua sắm Tết

Chợ đêm là một nét văn hóa đặc trưng của đất nước Đài Loan. Vào ngày thường chợ đêm đã đông vui thì trong những ngày cuối năm, không khí chợ đêm còn tấp nập, náo nhiệt gấp nhiều lần. Dạo chợ đêm là dịp để du khách nước ngoài hòa mình vào nhịp sống đậm chất văn hóa bản địa. Vào thời điểm Tết ở Đài Loan, những gian hàng này được trang trí bắt mắt hơn cũng như bán vô số hàng hóa phục vụ cho ngày Tết như bánh mứt, trái cây, quần áo, đồ trang trí nhà cửa,… Bầu không khí này cũng vui tươi, sầm uất khá giống chợ Tết ở Việt Nam.
 
tet-2

 

Chợ đêm Đài Loan vào những ngày Tết rất tấp nập, đông vui

Ngày 30 Tết

30 Tết là ngày cuối cùng của 1 năm, là thời khắc quan trọng để chào đón một năm mới. Mọi người đều chuẩn bị thật nhiều món ăn ngon để đón Tết cùng gia đình. Trước cửa nhà một số gia đình người Đài Loan vẫn còn dán liễn Tết để cầu may mắn, bình an.

Những món ăn ngày Tết ở Đài Loan

Ngoài các món ăn thường ngày thì còn có một số món ăn nhất định không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết trong các gia đình ở Đài Loan.

- Gà nguyên con: tượng trưng cho sự đoàn tụ gia đình.

- Cải bẹ xanh cọng to, để nguyên cây nấu chín, tượng trưng cho sự trường thọ.

- Cá viên, thịt viên: tượng trưng cho sự trường thọ.

- Củ cải trắng: tượng trưng cho sự khởi đầu may mắn.

- Hẹ trắng để nguyên cọng nấu tượng trưng cho sự lâu dài.

- Cá tượng trưng cho sự dư dả trong năm. Lưu ý là không ăn hết nguyên con.

Hoạt động vui chơi giải trí trong dịp Tết ở Đài Loan

Những ngày Tết là khoảng thời gian diễn ra nhiều hoạt động vui chơi thú vị ở Đài Loan, các hoạt động chủ yếu phải kể đến như lễ hội thả đèn trời, đốt pháo, rước đèn,…

Lễ hội thả đèn trời ở Bình Khê

Lễ hội này bắt nguồn từ thời xa xưa, thả đèn để tiện thông tin liên lạc, giống như Gia Cát Lượng phát minh ra “đèn Khổng Minh”, về sau hình ảnh đèn trời bay lên không trung mang theo ước vọng bay cao, dần dần thay đổi ý nghĩa là cầu nguyện hạnh phúc. Du khách đến đây có thể thả đèn trời để cầu nguyện mọi điều tốt lành và ngắm nhìn bầu trời đêm lung linh ánh đèn huyền ảo.


tet-3
Lễ hội thả đèn trời vào dịp Tết ở Đài Loan luôn được thu hút rất nhiều người tham gia

Lễ hội đốt pháo ở Diêm Thủy - Đài Nam

So với lễ hội thả đèn trời, lễ hội đốt pháo ở Diêm Thủy Đài Nam có thể nói là một hoạt động mừng tết Nguyên Tiêu sôi động và có phần mạo hiểm. Tương truyền vào thời Nhà Thanh cả vùng Diêm Thủy dịch bệnh hoành hành, dân chúng địa phương vì muốn cầu nguyện thần linh giúp đỡ đã đốt rất nhiều bánh pháo, về sau quả thật bệnh dịch đã giảm, đế tỏ lòng biết ơn thần linh, hàng năm khi cư dân nơi này tố chức lễ hội Nguyên Tiêu, nhà nhà đều đốt pháo, cả một vùng Diêm Thủy trong chốc lát chìm ngập trong khói thuốc pháo mù mịt cay nồng, nhưng dân chúng không ngại đốt pháo. Đây là một trong những hoạt động du lịch đặc sắc của Đài Loan.
 


tet-4
Lễ hội đốt pháo vào dịp Tết ở Diêm Thủy - Đài Nam

Ngoài ra, các hoạt động trong dịp tết Nguyên Tiêu như: Rồng Hỏa Bàng của Miêu Lật, đốt pháo của Đài Đông đều rất đặc sắc, chắc chắn đây sẽ là những trải nghiệm khó quên.

 

 

 

Chia sẻ ngay bài viết này:


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

© Copyright © hoangvietmic. All Rights Reserved.. Design by Việt Save
Quay lại đầu trang