Hệ thống đào tạo giáo dục của Nhật Bản

 

Hệ thống đào tạo giáo dục của Nhật Bản

Nhật Bản được biết đến không chỉ là một nước hùng mạnh về kinh tế bậc nhất thế giới mà còn được coi là nước có hệ thống giáo dục rất đa dạng và chất lượng. Nhật bản đã chú trọng xây dựng một nền giáo dục hiện đại ngay từ những năm 1950.

Hệ thống giáo dục tại Nhật Bản gồm 12 năm, cũng giống như Việt Nam:

Tuy nhiên, các cấp được chia như sau: 6 năm Cấp I, 3 năm Cấp II, 3 năm Cấp III và 4 năm Đại học. Nhật Bản cũng có nhiều loại trường học như ở Việt Nam.

• Mẫu giáo: (1 – 3 năm)
• Tiểu học: (6 năm, từ 6 – 12 tuổi)
• Trung học cơ sở: (3 năm, từ 13 – 15 tuổi)
• Trung học phổ thông: (3 năm)
• Cao đẳng kỹ thuật: (Từ 5 – 5,5 năm)
• Đại học ngắn hạn: (2 năm)
• Đại học chính quy: (4 năm)
• Trường dạy nghề: (1 năm trở lên)
• Trường trung cấp: (1 năm trở lên)

Các kỳ nhập học: Kỳ nhập học tháng 1, 4, 7 và tháng 10:

Trong hệ thống này giáo dục bậc tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc, tức là hết 6 năm cấp một và 3 năm cấp hai; từ bậc Trung học phổ thông không bắt buộc. Tỷ lệ học cấp III hiện nay của Nhật là gần 100%. Nhật Bản hiện đang có chủ chương phổ cập giáo dục bậc Phổ thông trung học. Tỷ lệ học đại học của Nhật hiện chỉ đứng sau Mỹ( khoảng 50%).
Hiện nay Nhật Bản đang thực hiện các chính sách thu hút sinh viên nước ngoài đến học tập. Rất nhiều trường Dự bị tiếng được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cho sinh viên nước ngoài. Ngoài ra chính phủ Nhật còn hỗ trợ cho lưu học sinh thông qua các chương trình học bổng như Học bổng toàn phần, miễn học phí, hỗ trợ tiền thuê nhà, ăn ở…
Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đang tiếp tục đầu tư cho giáo dục nhằm đưa Nhật Bản trở thành nước có hệ thống giáo dục phát triển nhất thế giới, tạo ra môi trường học tập lý tưởng nhất cho sinh viên Nhật và sinh viên nước ngoài.

Trung học phổ thông và Dạy nghề:

Thời gian học ở cấp 3 là 3 năm, và từ cấp này bắt đầu xuất hiện những trường trung cấp chuyên môn, thí dụ như trường trung cấp thương nghiệp, công nghiệp. Ở những trường này, ngoài những môn học cơ sở còn dạy thêm kế toán, sổ sách hoặc kiến trúc, điện tử v.v… để học sinh có thể đi làm sau khi tốt nghiệp. Nếu chưa có ý định đi làm sau khi tốt nghiệp, hoặc muốn học tiếp ở hệ phổ thông thì học sinh vào các trường phổ thông cấp 3.
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, học sinh có thể tiếp tục học lên đại học hay vào các trường cao đẳng chuyên nghiệp, hoặc đi làm. Hiện nay hơn 40% học sinh tốt nghiệp cấp 3 học lên đại học, 24% đi làm, số còn lại vào các trường cao đẳng chuyên nghiệp, hoặc học luyện thi chờ năm sau thi lại.

Ngay từ cấp 3, để có thể vào được các trường đại học nổi tiếng, không kể công hay tư, học sinh phải qua một giai đọan thi cử. Điểm thi mỗi kỳ đều được niêm yết tại trường, vì thế học sinh có tâm lý phải học để đừng bị thua bạn bè, tạo ra một không khí tranh đua ráo riết giữa học sinh.

Đại học:

Đối với hệ thống đại học, Nhật Bản có hai loại đại học, công lập và tư thục, và thời gian học là 4 năm hoặc 2 năm. Theo số liệu năm 99, Nhật Bản có 622 trường đại học và 585 trường cao đẳng. Tỉ lệ học lên đại học là 29,4%. Giá trị bằng cấp không chia theo công hay tư mà chia theo thứ bậc của đại học, một loại thứ bậc được mọi người hiểu ngầm chứ không ghi trên giấy tờ. Thông thường, các trường công-tư đều được chia thành 3 thứ bậc theo quan niệm của mọi người. Trường hạng nhất là những trường có lịch sử lâu đời trên 100 năm, đã đào tạo nhiều nhân tài xuất sắc cho Nhật Bản, và là những trường rất khó vào; trường hạng hai cũng thuộc loại lớn nhưng tương đối trẻ hơn, và trường hạng 3 là những trường nhỏ hơn.

Muốn thi vào đại học công lập, thí sinh phải qua một kỳ thi kiểm tra chung được tổ chức trên toàn quốc. Tùy theo kết quả kỳ thi đó, thí sinh sẽ chọn các đại học khó dễ theo sức mình. Còn muốn thi các đại học tư thục thì không cần qua kỳ thi kiểm tra này mà chỉ cần dự kỳ thi do trường tổ chức là đủ.

Ở Nhật hiện nay, được ưa chuộng nhất là những công ty thuộc lĩnh vực mậu dịch, ngân hàng và thông tin. Sinh viên thích các công ty mậu dịch vì các công ty này thường làm ăn buôn bán với các nước trên thế giới nên có nhiều dịp ra nước ngoài. Công ty về tiền tệ như ngân hàng là ngành dịch vụ nên cũng được ưa chuộng. Còn ngành thông tin là ngành mũi nhọn của thời đại.
Theo một điều tra gần đây, những công ty mà sinh viên muốn xin vào làm việc nhất, xếp theo thứ tự, đứng đầu là công ty NTT, tức công ty thông tin viễn thông Nhật Bản, thứ nhì là công ty thương mại Mitsui Busan, và thứ ba là công ty điện tử Sony. Trong 10 công ty đứng hàng đầu có đến 3 công ty mậu dịch.

Hiện nay, để phần nào làm nhẹ bớt gánh nặng cho học sinh, chính phủ đã có những cải cách như: cho học sinh từng bước nghỉ hai ngày trong tuần, giảm bớt các môn thi vào đại học.
HTC tự hào là nơi cung cấp thông tin chuẩn xác nhất về du học nhật bản tại Việt Nam, với nhiều năm kinh nghiệm hướng dẫn làm các thủ tục, và tư vấn CHUYÊN NGHIỆP, CHÂN THÀNH nhất, chi phí tư vấn THẤP NHẤT, luôn sẵn sàng đồng hành cùng các học viên chọn NƠI HỌC TẬP PHÙ HỢP, NƠI SINH HOẠT THUẬN TIỆN cũng như các HOẠCH ĐỊNH TƯƠNG LAI. Hãy Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

 

Chia sẻ ngay bài viết này:


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

© Copyright © hoangvietmic. All Rights Reserved.. Design by Việt Save
Quay lại đầu trang